máy nước nóng năng lượng mặt trời
Đầu thập niên 1980, tỉnh Long An ra quân “tiến công, khai phá vùng Đồng Tháp Mười”, các tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang cũng thực hiện tương tự. Chỉ bằng sức người và phương tiện thô sơ, hàng nghìn kilômét đường giao thông đã được đắp lên giúp Đồng Tháp Mười thông thương với bên ngoài; hàng nghìn kilômét kênh mương tưới tiêu được đào giúp thoát lũ, rửa phèn. Người dân khắp cả nước đã được mời gọi đến Đồng Tháp Mười xây dựng kinh tế mới…
Từ một vùng đất hoang vu, sau 20 năm, Đồng Tháp Mười đã trở thành vựa lúa của cả nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.
Liên tục nhiều năm qua, mỗi năm tỉnh Long An sản xuất hơn 2,7 triệu tấn lúa, trong đó gần 80% là ở vùng Đồng Tháp Mười. Không chỉ là vựa lúa bình thường, vùng Đồng Tháp Mười đang nổi lên như là vựa lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Chỉ riêng tỉnh Long An đã quy hoạch xây dựng 50.000ha vùng lúa chất lượng cao cho xuất khẩu, trong đó huyện Tân Thạnh (khu vực trũng nhất Đồng Tháp Mười được xem là cái rốn của vùng) đang xây dựng vùng lúa chất lượng cao với diện tích hơn 11.000ha, trong đó hơn 4.500ha lúa ứng dụng công nghệ cao.
Sau khi hoàn thành sứ mạng lịch sử là “thủ đô kháng chiến” của Nam Bộ, rồi vựa lúa quốc gia, vài năm gần đây, Đồng Tháp Mười tiếp tục đóng vai trò góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho cả nước bằng nguồn năng lượng sạch. Với lợi thế là vùng có cường độ bức xạ năng lượng mặt trời dao động từ 4,5-5 kWh/m2/ngày, số giờ có nắng trong năm lại khá cao, đạt từ 2.200-2.500 giờ/năm, cộng với đất đai rộng mênh mông, dân cư thưa thớt, vùng Đồng Tháp Mười có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển điện mặt trời bổ sung, thay thế cho nguồn nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường và thủy điện đã bão hòa. Chỉ tính riêng tỉnh Long An, đến đầu năm 2020, đã có 18 dự án đăng ký đầu tư nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 1.400MW. Đến nay, đã có 5 nhà máy đi vào hoạt động hòa lưới điện quốc gia, 3 dự án sẽ hòa lưới vào cuối năm nay.
Tiềm năng lớn
Dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng cao hơn, mùa khô trong năm có thể kéo dài lên đến 7,5 tháng, số ngày có nhiệt độ trên 35ºC sẽ tăng từ khoảng 180 lên đến 210 ngày/năm... thì tiềm năng này sẽ là kho tàng lớn. Thậm chí là vô tận cho việc khai thác, biến bất lợi của thời tiết, nhiệt độ do biến đổi khí hậu thành nguồn lợi năng lượng phục vụ sinh hoạt, sản xuất thích ứng với những tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo các chuyên gia, đánh thức năng lượng tái tạo để sản xuất, điện mặt trời sẽ mang lại lợi ích to lớn và đa diện. Trước hết, là lợi ích về môi trường.
“Khai thác năng lượng mặt trời sẽ góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Bởi điều này không chỉ tiết giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, mà còn mở ra hướng đi mới cho nguồn năng lượng tự nhiên khi năng lượng hóa thạch đang tỉ lệ nghịch với đà tăng dân số và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao của nhân loại” - GS-TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh. Tuy nhiên, trước mắt, điều này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho toàn xã hội.
Ông Trương Vĩnh Thành - Phó Tổng GĐ Tập đoàn Sao Mai - đơn vị đi đầu trong đầu tư nhà máy điện mặt trời ở An Giang và Long An - chia sẻ: “Không chỉ có doanh nghiệp mà cả người dân, ngân sách nhà nước cũng hưởng lợi”.
Sau thời gian dài trục trặc do sự thiếu đồng bộ về chính sách, đến ngày 6.4.2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 13/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Theo đó, các dự án điện mặt trời đã có chủ trương đầu tư trước ngày 23.11.2019 và COD trong khoảng từ 1.7.2019 đến 31.12.2020 sẽ được hưởng giá mua điện ưu đãi FIT 2. Đây được xem như là “một cơn mưa rào” để “tưới mát” những khát vọng lâu ngày của các nhà đầu tư điện mặt trời.
máy nước nóng năng lượng mặt trời